Cà phê Việt Nam sau 1975
Năm 1980 một chương trình phát triển cà phê ở Việt Nam. Do công ty cà phê ca cao thuộc Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm xây dựng. Được trình lên Thường trực Hội đồng Bộ trưởng và được cho phép thực hiện. Tiếp đó là một loạt các hiệp định hợp tác sản xuất cà phê được ký kết. Giữa chính phủ Việt nam và Liên xô (trồng mới 20.000 ha cà phê), CHDC Đức (10.000 ha). Bungary (5.000 ha), Tiệp khắc (5000 ha) và Ba lan (5000 ha) – Theo Đoàn Triệu Nhạn, VICOFA.
Năm 1982 Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam (LH-XN-CPVN). Được thành lập theo Nghị định 174 HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Với sự tham gia của 3 sư đoàn quân đội và một số công ty thuộc Bộ Nông nghiệp. Và các địa phương Đắk Lắk, Gia Lai – Kon Tum. Chương trình phát triển cà phê được mở rộng trên các tỉnh Tây nguyên và Đông nam bộ. Loại cà phê được chọn để mở rộng diện tích là cà phê Robusta. Một giống cà phê ưa điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là ít bị tác hại của bệnh gỉ sắt.
Năm 1986 LH-XN-CPVN được sự hỗ trợ của các Bộ nộng nghiệp. Kế hoạch, Tài chính, Ngoại thương,… đã tổ chức Hội nghị phát triển cà phê. Trong các hộ gia đình nông dân ở các tỉnh Tây nguyên. Duyên hải miền Trung và Đông nam bộ, gọi là Hội nghị cà phê nhân dân lần thứ nhất. Cùng với chính sách mới và có sự kích thích mạnh mẽ của giá cà phê trên thị trường quốc tế. Đang lên cao lúc đó, ngành cà phê Việt nam đã phát triển nhanh mạnh.